Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
124648

Nghị quyết của Ban thường vụ Đảng ủy về phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo xã Na Mèo đến năm 2025

Ngày 21/08/2021 00:00:00

Ban biên tập Trang thông tin điện tử xin đăng tải toàn văn Nghị quyết số 20-NQ-ĐU ngày 19/8/2021 của Ban Thường vụ Đảng ủy nhằm đưa tinh thần Nghị quyết của Ban thường vụ Đảng ủy đến từng cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân trong xã học tập và triển khai thực hiện

 

ĐẢNG BỘ HUYỆN QUAN SƠN
ĐẢNG ỦY XÃ NA MÈO
*
Số: 20-NQ/ĐU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 
 

 

Na Mèo, ngày 19 tháng 8 năm 2021

 

 

 

NGHỊ QUYẾT
CỦA BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY
về phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
xã Na Mèo đến năm 2025
-----

Trong những năm qua, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 20/9/2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy Quan Sơn về “Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo huyện Quan Sơn đến năm 2020” công tác giáo dục và đào tạo xã Na Mèo đã đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện. Mạng lưới, quy mô trường lớp học từ bậc học Mầm non đến THCS được quan tâm, đầu tư, hỗ trợ và từng bước hoàn thiện. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao chất lượng; chất lượng giáo dục từng bước được cải thiện. Trong giai đoạn 2016- 2021, tỷ lệ phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi đạt 100%; tỉ lệ huy động ra nhóm trẻ đạt 54%; tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống còn 9%; tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đạt 97%; tỷ lệ phổ cập THCS đạt  90,14%; tỷ lệ học sinh lớp 9 được học nghề đạt 100%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên THPT và trường nghề đạt 92%. Đã có học sinh thi đậu vào trường chuyên Lam Sơn, có học sinh giỏi cấp tỉnh ở bậc mầm non và THCS; tỷ lệ trẻ khuyết tật ra học lớp hòa nhập đạt 100%; tỷ lệ lao động thông qua đào tạo đạt 40%; kết quả chống mù chữ đạt mức độ 2, có 2 đơn vị nhà trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; công tác khuyến học được quan tâm đúng mức.
         Đạt được những kết quả nêu trên là do các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể xã thường xuyên quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đề ra các chủ trương, chính sách sát đúng, kịp thời, phù hợp với xu thế phát triển. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý nỗ lực, tâm huyết, trách nhiệm, vượt lên khó khăn quyết tâm đổi mới phương pháp dạy và học; truyền thống hiếu học của nhân dân xã Na Mèo được phát huy mạnh mẽ.
        Tuy nhiên, so với yêu cầu, công tác giáo dục và đào tạo của xã còn một số hạn chế, yếu kém đó là: Chất lượng giáo dục đại trà chuyển biến chưa tích cực, vẫn nằm trong nhóm trung bình của huyện; giáo dục mũi nhọn chưa rõ nét, kết quả thi các môn văn hóa chưa cao; vẫn còn một bộ phận cán bộ, giáo viên hạn chế về năng lực, chuyên môn, chưa thường xuyên chăm lo rèn luyện, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, chậm đổi mới phương pháp giảng dạy; một bộ phận học sinh thiếu cố gắng tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu nên nhận thức và lý tưởng còn lệch lạc; cơ sở vật chất trường học còn thiếu thốn, đặc biệt là đối với Trường Mầm non Na Mèo và khối tiểu học và các điểm lẻ toàn xã (trừ điểm Sa Ná); có 2 đơn vị đạt chuẩn quốc gia nhưng thiếu tính bền vững, một số tiêu chí còn non, thậm chí nợ tiêu chí. Đời sống của một bộ phận cán bộ, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn; các chính sách hỗ trợ đối với giáo viên chưa được quan tâm đúng mức; một bộ phận phụ huynh, nhân dân chưa thực sự quan tâm đầu tư cho con em học tập, còn tâm lý ỷ lại vào chính sách Nhà nước trong công tác giáo dục và đào tạo.
        Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do: Có thời điểm cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị toàn xã chưa thật sự quan tâm đúng mức công tác giáo dục và đào tạo; triển khai một số chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục còn chậm, hiệu quả chưa cao; một bộ phận thầy cô chưa thật sự tâm huyết, nỗ lực để nâng cao trình độ năng lực và hiệu quả công tác, công tác quản lý chưa có nơi chưa hiệu quả, thiếu sáng tạo. Sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình - xã hội chưa tốt; bệnh thành tích trong giáo dục vẫn còn biểu hiện; các nguồn lực cho phát triển giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng được với nhu cầu đặt ra;  phát triển. Mặt khác, điều kiện kinh tế, hạ tầng, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đời sống và nhận thức nhân dân còn bất cập, phong trào khuyến học chưa lan tỏa, giáo dục từ gia đình còn hạn chế… đã ảnh hưởng lớn đến giáo dục và đào tạo toàn xã.
            I.  QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU
            1. Quan điểm chỉ đạo
          - Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển bền vững, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ V, nhiệm kỳ 2020-2025 đó là “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về giáo dục và đào tạo, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp, nâng cao chất lượng dạy và học, đội ngũ giáo viên phải được bổ sung về số lượng, nâng cao về chất lượng…, đánh giá thi cử phải đổi mới theo hướng nghiêm túc, khách quan…; làm tốt hoạt động khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập, kiên quyết không để xảy ra tình trạng học sinh bỏ học”. Công tác giáo dục và đào tạo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và mọi gia đình.
           - Tập trung huy động các nguồn lực cho phát triển giáo dục và đào tạo, tạo chuyển biến toàn diện, vững chắc về quy mô, chất lượng ở tất cả các cấp học.
          2. Mục tiêu chung
         Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo xã một cách đồng bộ, cân đối cơ cấu và quy mô, đa dạng hình thức học tập, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời của nhân dân, hướng tới “xã hội học tập”. Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức đủ số lượng, cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ, phẩm chất, đạo đức; hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo tốt các điều kiện dạy và học. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đi đôi với đẩy mạnh giáo dục mũi nhọn, coi trọng giáo dục truyền thống, ý thức chấp hành pháp luật nhằm bồi dưỡng cho học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, đáp ứng xu thế hội nhập, phát triển của đất nước. Đến năm 2025 giáo dục và đào tạo của xã xếp trong nhóm khá toàn huyện, tất cả các trường nằm trong nhóm đầu của Cụm thi đua (hiện nay có Trường PTBT THCS, Trường Mầm non 2 nằm trong nhóm đầu Cụm thi đua).
             3. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025
           3.1.  Đối với giáo viên: Đến năm 2025, đạt 100% cán bộ quản lý và giáo viên ở các bậc học Tiểu học và THCS chuẩn trình độ đại học, bậc học mầm non đạt chuẩn trình độ cao đẳng trở lên.
            3.2. Đối với bậc Mầm non: Phấn đấu đến năm 2025, có trên 60% trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ, 97% trẻ 3 đến dưới 6 tuổi được học mẫu giáo (trong đó, 100% trẻ 5 đến dưới 6 tuổi được học mẫu giáo và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho các cháu vào lớp 1); 100% trẻ học hết mẫu giáo lớn (trừ trường hợp thiểu năng trí tuệ, khuyết tật) biết phát âm rõ ràng, nhận biết được bộ chữ cái và 10 số đầu tiên; duy trì kết quả chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; tỷ lệ bình quân trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non xuống 6%. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, hàng năm, tỉ lệ trẻ đạt danh hiệu “Bé chăm, bé ngoan,bé giỏi” đạt từ 45% trở lên. Phấn đấu có 1 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào năm 2025.
         3.3. Đối với bậc Tiểu học: Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1 (phấn đấu không có học sinh bỏ học giữa chừng); Phấn đấu duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; đến năm 2024 đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Tổ chức tốt nội dung dạy học buổi 2 theo hướng nhẹ nhàng, hiệu quả, 100% học sinh học 2 buổi/ngày; đến năm 2025 có 100% số học sinh được học Tiếng Anh và Tin học từ lớp 3 trở lên; khuyến khích triển khai chương trình làm quen tiếng Anh từ lớp 1 ở những khu trường có nhu cầu và điều kiện. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng việc gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn cuộc sống; coi trọng giáo dục đạo đức lối sống, giá trị sống, kĩ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh. Hằng năm, tỷ lệ học sinh “Hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập” đạt từ 40% trở lên; tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành (chưa đạt) dưới mức 3%. Hằng năm, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 97% trở lên.
        3.4. Đối với bậc Trung học cơ sở: Huy động 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; có trên 50% học sinh học 2 buổi/ngày. Làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng nhiệm vụ dạy nghề và hướng nghiệp cho học sinh. Thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh, phấn đấu hằng năm có 70% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên THPT và 30% học sinh đi học nghề dài hạn và học trung cấp chuyên nghiệp. Hằng năm, tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt từ 35% trở lên; tỷ lệ học sinh yếu, kém dưới 4%; Hằng năm, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 96% trở lên; tiến hành triển khai xây dựng trường PTDTBT THCS đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu đến năm 2025 đạt chuẩn mức độ 1.
        3.5. Xây dựng xã hội học tập: Chú trọng phát triển các mô hình học tập theo Quyết định 281 của Thủ tướng Chính phủ, tăng cường các hình thức học tập linh hoạt, tự học, tự bồi dưỡng thông qua công nghệ số. Phấn đấu đạt chuẩn chống mù chữ mức độ 2, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%; lao động qua đào tạo nghề là 30%. Mọi người dân trong xã thường xuyên được học tập các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, được cập nhật thông tin thời sự nổi bật, được tiếp cận những tiến bộ của khoa học kỷ thuật để áp dụng trong lao động sản xuất. Triển khai các chuyên đề học nghề theo nhu cầu; được trang bị các kiến thức và kỹ năng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
         3.6. Một số chỉ tiêu khác
        - Tiếp tục kiên trì kiến nghị với cấp trên đầu tư, xây dựng phòng học để sớm xóa các điểm trường, phòng học tạm bợ, xuống cấp; xây dựng nhà ở cho giáo viên ở các điểm trường lẻ.
        - Mỗi năm xây dựng quỹ khuyến học của xã đạt 35 triệu đồng trở lên, đến năm 2025 từ 50 triệu đồng trở lên một năm; từ năm học 2021- 2022 trở đi tất cả các bản đều xây dựng được quỹ khuyến học (bản ít hộ gia đình có quỹ từ 4 triệu đồng, bản nhiều hộ gia đình từ 6 triệu đồng trở lên một năm); từ năm học 2021 - 2022 xây dựng điểm mô hình quỹ khuyến học dòng họ.
        - Từ năm học 2021 - 2022 tất cả các gia đình có con em trong độ tuổi học sinh phải xây dựng được “góc học tập”.
         II.  NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
       1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền, phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân
      - Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và các văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, của tỉnh, của huyện. Đẩy mạnh công tác phổ biến, quán triệt sâu rộng các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vị trí và tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển của đất nước, trong mỗi dòng họ, gia đình, người dân. Trên cơ sở đó, tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân đối với nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo trong tình hình mới.
      - Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý nhà nước về giáo dục, tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua. Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trường học. Đồng thời, tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cơ sở trong việc thực hiện thống nhất chức năng, nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về giáo dục.
      - Phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân, ban đại diện cha mẹ học sinh, hội khuyến học trong phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy chế về giảng dạy, học tập.
      - Các đơn vị trường học xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, đề ra giải pháp cụ thể, sát với tình hình theo hướng đổi mới, nâng cao chất lượng, phát triển toàn diện, bền vững trong giai đoạn 2021- 2025. Các Chi bộ khối trường học có kế hoạch, chỉ tiêu, nhiệm vụ cho từng năm học gửi về Đảng ủy, UBND xã để theo dõi, kiểm tra và đôn đốc thực hiện, đồng thời là cơ sở để đánh giá, xếp loại hoạt động hàng năm.
      2. Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, kết hợp với tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, giáo viên, học sinh; xây dựng tổ chức Đảng trong các trường
       - Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trường học, đảm bảo yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về trình độ, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, giải quyết hiệu quả tình trạng dạy chéo môn trong các trường học.
        - Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các cuộc vận động do ngành Giáo dục và Đào tạo phát động, xiết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo chuyển biến sâu sắc về ý thức, trách nhiệm, đạo đức, lối sống trong cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, trong học tập và sinh hoạt hàng ngày; xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong mỗi cơ quan  trường học, tạo sức mạnh tổng hợp và quyết tâm cao để hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị.
     - Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Thực hiện nghiêm các quy định về chuyên môn, đổi mới nội dung chương trình và sách giáo khoa mới theo hướng dẫn.
       - Coi trọng giáo dục toàn diện, gắn trang bị kiến thức với giáo dục, rèn luyện đạo đức, giáo dục lịch sử, truyền thống cho học sinh. Xây dựng mối quan hệ đúng mực, lành mạnh giữa giáo viên và học sinh.
       - Chú trọng xây dựng tổ chức Đảng và các đoàn thể trong trường học vững mạnh toàn diện; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy xã với các Chi bộ trường học, đẩy mạnh phát triển đảng viên trong đội ngũ giáo viên, làm nòng cốt thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong các nhà trường.
         3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo
       - Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo;  tạo động lực để cán bộ, giáo viên tự giác, tự chủ, sáng tạo trong các hoạt động chuyên môn. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm “tin học hóa” hoạt động quản lý giáo dục trong các đơn vị trường học, kể cả bậc Mầm non.
       - Thực hiện tốt các chủ trương về công khai chất lượng, nguồn lực, kết quả kiểm định, thanh tra, kiểm tra, đánh giá. Phát huy tác dụng của hoạt động giám sát xã hội đối với chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. Chấn chỉnh các hiện tượng thu, chi không đúng quy định, tránh trường hợp thu kinh phí sai và phải xử lý cán bộ, tổ chức. Thực hiện nghiêm các quy định, quy chế dân chủ hóa trong nhà trường; tiếp tục đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, góp phần chấn chỉnh  nền nếp, kỷ cương trong dạy và học.
         4. Tích cực đổi mới hình thức, phương pháp dạy học trong các nhà trường
       - Đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá kết quả học tập theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học. Quan tâm đến các phương pháp linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh. Ưu tiên nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng giáo dục toàn diện. Tăng cường dạy học phụ đạo; chú trọng phát hiện học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng chất lượng giáo dục mũi nhọn.
      - Thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục học sinh. Xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, bình đẳng, môi trường giáo dục lành mạnh. Đề cao vai trò hội đồng giáo dục cấp xã, có các giải pháp thích hợp để hội đồng hoạt động nền nếp, hiệu quả theo đúng chức năng, nhiệm vụ.
       5. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học
       - Tập trung ưu tiên các nguồn lực từ Trung ương, tỉnh, huyện và xã, các nguồn tài trợ, đóng góp, huy động xã hội hóa,... để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo cảnh quan, môi trường “xanh, sạch, đẹp” trong các nhà trường, nhất là các khu lẻ còn khó khăn, thiếu phòng học.
      - Sắp xếp lại quy hoạch trường lớp của bậc Mầm non và Tiểu học tại điểm trường Xộp Huối, đồng thời quyết liệt trong kiến nghị, đề xuất với cấp trên đầu tư xây dựng mới trường lớp học những điểm xuống cấp, thiếu phòng học, nhà ở giáo viên... Trước mắt, bố trí đủ phòng học cho 7 lớp tiểu học khu Xộp Huối đảm bảo điều kiện học 2 buổi/ngày, kiến nghị xây dựng Trường Mầm non Na Mèo, nhà ở cho giáo viên mầm non, khu nhà bếp tập thể, khu nhà vệ sinh của điểm trường Mầm non Xộp Huối. Kiến nghị nâng cấp và làm mới điểm trường Cha Khót và Ché Lầu của bậc tiểu học và mầm non. Vận động các nguồn lực để trang bị các điều kiện tốt nhất cho khu nhà ở bán trú của học sinh tại trường THCS Na Mèo; chống sạt lở tại trường MN Na Mèo 2.
         - Vận động các nguồn lực để cung cấp các thiết bị, đồ dùng dạy và học, đáp ứng yêu cầu trong quá trình dạy- học.
          6. Xây dựng, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục
        - Kịp thời cụ thể hoá và triển khai thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo với quan điểm “đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển”.
        - Đề xuất thực hiện một số chính sách hỗ trợ giáo viên, như: Phòng học các môn đặc thù, hỗ trợ mua sắm tài liệu, sách giáo viên; hỗ trợ mua sắm đồ dùng, thiết bị phục vụ cho quá trình dạy học bằng nhiều nguồn lực khác nhau.
         - Thực hiện tốt chính sách, chế độ đối với giáo viên dạy học 2 buổi/ tuần; giáo viên thực hiện khối lượng công việc lớn hơn định mức lao động theo quy định của Nhà nước.
         7. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng quỹ khuyến học
        - Huy động mọi nguồn lực phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng “xã hội học tập”.  Mở rộng cơ hội học tập cho mọi đối tượng; vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tài lực, vật lực, trí lực nhằm khai thác hiệu quả nguồn lực trong xã hội tham xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục.
        - Phát huy vai trò nòng cốt của hội khuyến học, MTTQ và các tổ chức đoàn thể, xã hội để động viên các lực lượng xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Làm tốt công tác xây dựng quỹ khuyến học cấp xã, cấp bản và dòng học; tích cực thực hiện công tác tuyên truyền về những tấm gương học tập, những điển hình về công tác khuyến học để nhân rộng trên địa bàn xã.
         8. Tăng cường hiệu quả trong công tác phối hợp giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh
        - Làm tốt nhiệm vụ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo ra sự thống nhất về nhận thức hành động cũng như cách thức để đạt mục tiêu thực hiện các mục tiêu giáo dục, đặc biệt là giáo dục các chuẩn mực đạo đức ở học sinh.
        - UBND xã chỉ đạo Ban công an kiểm soát việc tham gia giao thông của học sinh, hiện tượng tụ tập, đua xe, gây rối của một số học sinh, nhất là khối THCS. Bên cạnh đó có giải đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, trong sạch, không bị ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn.
        - Hàng năm UBND xã chủ trì, MTTQ và các đoàn thể xã, Chi bộ, Ban quản lý, các đoàn thể bản tham gia tích cực vào công tác đinh hướng nghề nghiệp cho học sinh để đảm bảo tỉ lệ học sinh đăng kí học nghề đạt 30% và phù hợp với thực tiễn năng lực học tập, nguyện vọng của học sinh.
        - Phối hợp trong thực hiện chương trình giáo dục; xây dựng kế hoạch giáo dục hàng năm về: Giáo dục chính trị, pháp luật, đạo đức, thể chất, nếp sống văn hoá, sức khoẻ, phòng chống tội phạm, tai nạn thương tích, an toàn giao thông, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường cho học sinh. Phối hợp trong quản lí học sinh, tạo điều kiện để học sinh được học tập và rèn luyện; giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh; động viên khen thưởng học sinh có thành tích; giáo dục học sinh cá biệt. Phối hợp trong xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung các trang thiết bị phục vụ cho dạy và học của nhà trường. Phối hợp trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trong và ngoài nhà trường.
      9. Nâng cao trách nhiệm của thôn bản và gia đình trong công tác giáo dục, quản lý và tạo điều kiện cho con em học tập
        - Gắn nội dung về công tác giáo dục và đạo tạo, nhất là giáo dục, quản lý học sinh vào các nội dung sinh hoạt của cấp ủy, họp Ban quản lý, nhân dân và các đoàn thể ở bản. Xem nội dung này là vấn đề thường xuyên, liên tục cần được quan tâm, gắn với trách nhiệm với các tổ chức ở bản, là cơ sở để đánh giá các tổ chức, cá nhân.
       - Chi bộ, Ban quản lý các bản trực tiếp chỉ đạo các gia đình có con em trong độ tuổi đến trường phải phải xây dựng được góc học tập cho học sinh, đồng thời làm tốt công tác quản lí, giáo dục học sinh tại gia đình; kịp thời can thiệp những những biểu hiện chưa tốt, vi phạm của học sinh tại gia đình, thôn bản.
       - Chi bộ đưa nội dung xây dựng Quỹ khuyến học của bản vào Nghị quyết định kỳ, đồng thời chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả, vận động các dòng họ trong bản xây dựng quỹ khuyến học dòng họ, phấn đấu 1 bản có 1 mô hình quỹ khuyến học dòng họ trở lên từ năm học 2021-2022 và nhân rộng trong các năm học tiếp theo. Kịp thời, làm tốt công tác khen thưởng, biểu dương học sinh ngoan, chăm học, có thành tích về học tập, thi cử tại thôn bản. Mặt khác, có giải pháp phù hợp đối với học sinh chưa tiến bộ, gia đình chưa quan tâm đến giáo dục.
         III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
       1. Ban Thường vụ Đảng ủy xem việc triển khai thực hiện Nghị Quyết là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên. Các cấp ủy, chi bộ trực thuộc, MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội; Hội khuyến học xã xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết này trong toàn hệ thống chính trị.
         2. HĐND xã nghiên cứu thể chế hóa các nội dung trong Nghị quyết để thực hiện, nhất là việc phân bổ nguồn lực, ngân sách cho công tác giáo dục đào tạo; định kỳ giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết của UBND và các Trường học.
        3. UBND xã xây dựng kế hoạch chương trình thực hiện Nghị quyết sát với thực tiễn, nêu rõ từng nhiệm vụ và phân công thực hiện. Hằng năm bố trí nguồn kinh phí hợp lý để triển khai nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của xã; tham mưu cho Thường trực Đảng ủy định kỳ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm của các đơn vị, các trường học; đồng thời phối hợp với MTTQ và các đoàn thể liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết. Kịp thời ken thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt các nội dung của Nghị quyết.
        4. Giao Ủy ban MTTQ xã chủ trì, phối hợp cùng Hội khuyến học và các đoàn thể để tuyên truyền xây dựng quỹ khuyến học cấp xã, bản, dòng họ và gia đình; hướng dẫn cho các gia đình có con em trong lứa tuổi đến trường xây dựng “góc học tập” từ năm học 2021-2022.
        5. Ban Tuyên giáo Đảng ủy chủ trì quán triệt triển khai Nghị quyết này đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã, giao đài phát thanh xã soạn tin để tuyên truyền trên hệ thống. Uỷ ban kiểm tra Đảng ủy xây dưng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết. Văn phòng Đảng ủy theo dõi, định kỳ báo cáo việc thực hiện Nghị quyết với Ban Thường vụ Đảng ủy.
       Nghị quyết này được phổ biến đến các chi bộ, cán bộ, đảng viên và tuyên truyền rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân./.

Nơi nhận:
- BTV Huyện ủy;
- Phòng GD&ĐT;
- Thường trực HĐND, UBND xã;
- Các đồng chí BCH Đảng ủy;
- Các ban, ngành, đoàn thể cấp xã;
- Các Chi bộ trực thuộc;
- Lưu VP Đảng ủy

T/M BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ

 

Lữ Văn Hà

 

Nghị quyết của Ban thường vụ Đảng ủy về phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo xã Na Mèo đến năm 2025

Đăng lúc: 21/08/2021 00:00:00 (GMT+7)

Ban biên tập Trang thông tin điện tử xin đăng tải toàn văn Nghị quyết số 20-NQ-ĐU ngày 19/8/2021 của Ban Thường vụ Đảng ủy nhằm đưa tinh thần Nghị quyết của Ban thường vụ Đảng ủy đến từng cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân trong xã học tập và triển khai thực hiện

 

ĐẢNG BỘ HUYỆN QUAN SƠN
ĐẢNG ỦY XÃ NA MÈO
*
Số: 20-NQ/ĐU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 
 

 

Na Mèo, ngày 19 tháng 8 năm 2021

 

 

 

NGHỊ QUYẾT
CỦA BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY
về phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
xã Na Mèo đến năm 2025
-----

Trong những năm qua, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 20/9/2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy Quan Sơn về “Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo huyện Quan Sơn đến năm 2020” công tác giáo dục và đào tạo xã Na Mèo đã đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện. Mạng lưới, quy mô trường lớp học từ bậc học Mầm non đến THCS được quan tâm, đầu tư, hỗ trợ và từng bước hoàn thiện. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao chất lượng; chất lượng giáo dục từng bước được cải thiện. Trong giai đoạn 2016- 2021, tỷ lệ phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi đạt 100%; tỉ lệ huy động ra nhóm trẻ đạt 54%; tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống còn 9%; tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đạt 97%; tỷ lệ phổ cập THCS đạt  90,14%; tỷ lệ học sinh lớp 9 được học nghề đạt 100%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên THPT và trường nghề đạt 92%. Đã có học sinh thi đậu vào trường chuyên Lam Sơn, có học sinh giỏi cấp tỉnh ở bậc mầm non và THCS; tỷ lệ trẻ khuyết tật ra học lớp hòa nhập đạt 100%; tỷ lệ lao động thông qua đào tạo đạt 40%; kết quả chống mù chữ đạt mức độ 2, có 2 đơn vị nhà trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; công tác khuyến học được quan tâm đúng mức.
         Đạt được những kết quả nêu trên là do các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể xã thường xuyên quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đề ra các chủ trương, chính sách sát đúng, kịp thời, phù hợp với xu thế phát triển. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý nỗ lực, tâm huyết, trách nhiệm, vượt lên khó khăn quyết tâm đổi mới phương pháp dạy và học; truyền thống hiếu học của nhân dân xã Na Mèo được phát huy mạnh mẽ.
        Tuy nhiên, so với yêu cầu, công tác giáo dục và đào tạo của xã còn một số hạn chế, yếu kém đó là: Chất lượng giáo dục đại trà chuyển biến chưa tích cực, vẫn nằm trong nhóm trung bình của huyện; giáo dục mũi nhọn chưa rõ nét, kết quả thi các môn văn hóa chưa cao; vẫn còn một bộ phận cán bộ, giáo viên hạn chế về năng lực, chuyên môn, chưa thường xuyên chăm lo rèn luyện, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, chậm đổi mới phương pháp giảng dạy; một bộ phận học sinh thiếu cố gắng tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu nên nhận thức và lý tưởng còn lệch lạc; cơ sở vật chất trường học còn thiếu thốn, đặc biệt là đối với Trường Mầm non Na Mèo và khối tiểu học và các điểm lẻ toàn xã (trừ điểm Sa Ná); có 2 đơn vị đạt chuẩn quốc gia nhưng thiếu tính bền vững, một số tiêu chí còn non, thậm chí nợ tiêu chí. Đời sống của một bộ phận cán bộ, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn; các chính sách hỗ trợ đối với giáo viên chưa được quan tâm đúng mức; một bộ phận phụ huynh, nhân dân chưa thực sự quan tâm đầu tư cho con em học tập, còn tâm lý ỷ lại vào chính sách Nhà nước trong công tác giáo dục và đào tạo.
        Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do: Có thời điểm cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị toàn xã chưa thật sự quan tâm đúng mức công tác giáo dục và đào tạo; triển khai một số chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục còn chậm, hiệu quả chưa cao; một bộ phận thầy cô chưa thật sự tâm huyết, nỗ lực để nâng cao trình độ năng lực và hiệu quả công tác, công tác quản lý chưa có nơi chưa hiệu quả, thiếu sáng tạo. Sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình - xã hội chưa tốt; bệnh thành tích trong giáo dục vẫn còn biểu hiện; các nguồn lực cho phát triển giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng được với nhu cầu đặt ra;  phát triển. Mặt khác, điều kiện kinh tế, hạ tầng, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đời sống và nhận thức nhân dân còn bất cập, phong trào khuyến học chưa lan tỏa, giáo dục từ gia đình còn hạn chế… đã ảnh hưởng lớn đến giáo dục và đào tạo toàn xã.
            I.  QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU
            1. Quan điểm chỉ đạo
          - Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển bền vững, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ V, nhiệm kỳ 2020-2025 đó là “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về giáo dục và đào tạo, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp, nâng cao chất lượng dạy và học, đội ngũ giáo viên phải được bổ sung về số lượng, nâng cao về chất lượng…, đánh giá thi cử phải đổi mới theo hướng nghiêm túc, khách quan…; làm tốt hoạt động khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập, kiên quyết không để xảy ra tình trạng học sinh bỏ học”. Công tác giáo dục và đào tạo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và mọi gia đình.
           - Tập trung huy động các nguồn lực cho phát triển giáo dục và đào tạo, tạo chuyển biến toàn diện, vững chắc về quy mô, chất lượng ở tất cả các cấp học.
          2. Mục tiêu chung
         Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo xã một cách đồng bộ, cân đối cơ cấu và quy mô, đa dạng hình thức học tập, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời của nhân dân, hướng tới “xã hội học tập”. Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức đủ số lượng, cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ, phẩm chất, đạo đức; hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo tốt các điều kiện dạy và học. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đi đôi với đẩy mạnh giáo dục mũi nhọn, coi trọng giáo dục truyền thống, ý thức chấp hành pháp luật nhằm bồi dưỡng cho học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, đáp ứng xu thế hội nhập, phát triển của đất nước. Đến năm 2025 giáo dục và đào tạo của xã xếp trong nhóm khá toàn huyện, tất cả các trường nằm trong nhóm đầu của Cụm thi đua (hiện nay có Trường PTBT THCS, Trường Mầm non 2 nằm trong nhóm đầu Cụm thi đua).
             3. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025
           3.1.  Đối với giáo viên: Đến năm 2025, đạt 100% cán bộ quản lý và giáo viên ở các bậc học Tiểu học và THCS chuẩn trình độ đại học, bậc học mầm non đạt chuẩn trình độ cao đẳng trở lên.
            3.2. Đối với bậc Mầm non: Phấn đấu đến năm 2025, có trên 60% trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ, 97% trẻ 3 đến dưới 6 tuổi được học mẫu giáo (trong đó, 100% trẻ 5 đến dưới 6 tuổi được học mẫu giáo và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho các cháu vào lớp 1); 100% trẻ học hết mẫu giáo lớn (trừ trường hợp thiểu năng trí tuệ, khuyết tật) biết phát âm rõ ràng, nhận biết được bộ chữ cái và 10 số đầu tiên; duy trì kết quả chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; tỷ lệ bình quân trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non xuống 6%. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, hàng năm, tỉ lệ trẻ đạt danh hiệu “Bé chăm, bé ngoan,bé giỏi” đạt từ 45% trở lên. Phấn đấu có 1 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào năm 2025.
         3.3. Đối với bậc Tiểu học: Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1 (phấn đấu không có học sinh bỏ học giữa chừng); Phấn đấu duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; đến năm 2024 đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Tổ chức tốt nội dung dạy học buổi 2 theo hướng nhẹ nhàng, hiệu quả, 100% học sinh học 2 buổi/ngày; đến năm 2025 có 100% số học sinh được học Tiếng Anh và Tin học từ lớp 3 trở lên; khuyến khích triển khai chương trình làm quen tiếng Anh từ lớp 1 ở những khu trường có nhu cầu và điều kiện. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng việc gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn cuộc sống; coi trọng giáo dục đạo đức lối sống, giá trị sống, kĩ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh. Hằng năm, tỷ lệ học sinh “Hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập” đạt từ 40% trở lên; tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành (chưa đạt) dưới mức 3%. Hằng năm, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 97% trở lên.
        3.4. Đối với bậc Trung học cơ sở: Huy động 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; có trên 50% học sinh học 2 buổi/ngày. Làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng nhiệm vụ dạy nghề và hướng nghiệp cho học sinh. Thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh, phấn đấu hằng năm có 70% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên THPT và 30% học sinh đi học nghề dài hạn và học trung cấp chuyên nghiệp. Hằng năm, tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt từ 35% trở lên; tỷ lệ học sinh yếu, kém dưới 4%; Hằng năm, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 96% trở lên; tiến hành triển khai xây dựng trường PTDTBT THCS đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu đến năm 2025 đạt chuẩn mức độ 1.
        3.5. Xây dựng xã hội học tập: Chú trọng phát triển các mô hình học tập theo Quyết định 281 của Thủ tướng Chính phủ, tăng cường các hình thức học tập linh hoạt, tự học, tự bồi dưỡng thông qua công nghệ số. Phấn đấu đạt chuẩn chống mù chữ mức độ 2, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%; lao động qua đào tạo nghề là 30%. Mọi người dân trong xã thường xuyên được học tập các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, được cập nhật thông tin thời sự nổi bật, được tiếp cận những tiến bộ của khoa học kỷ thuật để áp dụng trong lao động sản xuất. Triển khai các chuyên đề học nghề theo nhu cầu; được trang bị các kiến thức và kỹ năng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
         3.6. Một số chỉ tiêu khác
        - Tiếp tục kiên trì kiến nghị với cấp trên đầu tư, xây dựng phòng học để sớm xóa các điểm trường, phòng học tạm bợ, xuống cấp; xây dựng nhà ở cho giáo viên ở các điểm trường lẻ.
        - Mỗi năm xây dựng quỹ khuyến học của xã đạt 35 triệu đồng trở lên, đến năm 2025 từ 50 triệu đồng trở lên một năm; từ năm học 2021- 2022 trở đi tất cả các bản đều xây dựng được quỹ khuyến học (bản ít hộ gia đình có quỹ từ 4 triệu đồng, bản nhiều hộ gia đình từ 6 triệu đồng trở lên một năm); từ năm học 2021 - 2022 xây dựng điểm mô hình quỹ khuyến học dòng họ.
        - Từ năm học 2021 - 2022 tất cả các gia đình có con em trong độ tuổi học sinh phải xây dựng được “góc học tập”.
         II.  NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
       1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền, phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân
      - Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và các văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, của tỉnh, của huyện. Đẩy mạnh công tác phổ biến, quán triệt sâu rộng các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vị trí và tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển của đất nước, trong mỗi dòng họ, gia đình, người dân. Trên cơ sở đó, tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân đối với nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo trong tình hình mới.
      - Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý nhà nước về giáo dục, tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua. Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trường học. Đồng thời, tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cơ sở trong việc thực hiện thống nhất chức năng, nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về giáo dục.
      - Phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân, ban đại diện cha mẹ học sinh, hội khuyến học trong phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy chế về giảng dạy, học tập.
      - Các đơn vị trường học xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, đề ra giải pháp cụ thể, sát với tình hình theo hướng đổi mới, nâng cao chất lượng, phát triển toàn diện, bền vững trong giai đoạn 2021- 2025. Các Chi bộ khối trường học có kế hoạch, chỉ tiêu, nhiệm vụ cho từng năm học gửi về Đảng ủy, UBND xã để theo dõi, kiểm tra và đôn đốc thực hiện, đồng thời là cơ sở để đánh giá, xếp loại hoạt động hàng năm.
      2. Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, kết hợp với tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, giáo viên, học sinh; xây dựng tổ chức Đảng trong các trường
       - Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trường học, đảm bảo yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về trình độ, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, giải quyết hiệu quả tình trạng dạy chéo môn trong các trường học.
        - Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các cuộc vận động do ngành Giáo dục và Đào tạo phát động, xiết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo chuyển biến sâu sắc về ý thức, trách nhiệm, đạo đức, lối sống trong cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, trong học tập và sinh hoạt hàng ngày; xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong mỗi cơ quan  trường học, tạo sức mạnh tổng hợp và quyết tâm cao để hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị.
     - Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Thực hiện nghiêm các quy định về chuyên môn, đổi mới nội dung chương trình và sách giáo khoa mới theo hướng dẫn.
       - Coi trọng giáo dục toàn diện, gắn trang bị kiến thức với giáo dục, rèn luyện đạo đức, giáo dục lịch sử, truyền thống cho học sinh. Xây dựng mối quan hệ đúng mực, lành mạnh giữa giáo viên và học sinh.
       - Chú trọng xây dựng tổ chức Đảng và các đoàn thể trong trường học vững mạnh toàn diện; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy xã với các Chi bộ trường học, đẩy mạnh phát triển đảng viên trong đội ngũ giáo viên, làm nòng cốt thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong các nhà trường.
         3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo
       - Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo;  tạo động lực để cán bộ, giáo viên tự giác, tự chủ, sáng tạo trong các hoạt động chuyên môn. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm “tin học hóa” hoạt động quản lý giáo dục trong các đơn vị trường học, kể cả bậc Mầm non.
       - Thực hiện tốt các chủ trương về công khai chất lượng, nguồn lực, kết quả kiểm định, thanh tra, kiểm tra, đánh giá. Phát huy tác dụng của hoạt động giám sát xã hội đối với chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. Chấn chỉnh các hiện tượng thu, chi không đúng quy định, tránh trường hợp thu kinh phí sai và phải xử lý cán bộ, tổ chức. Thực hiện nghiêm các quy định, quy chế dân chủ hóa trong nhà trường; tiếp tục đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, góp phần chấn chỉnh  nền nếp, kỷ cương trong dạy và học.
         4. Tích cực đổi mới hình thức, phương pháp dạy học trong các nhà trường
       - Đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá kết quả học tập theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học. Quan tâm đến các phương pháp linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh. Ưu tiên nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng giáo dục toàn diện. Tăng cường dạy học phụ đạo; chú trọng phát hiện học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng chất lượng giáo dục mũi nhọn.
      - Thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục học sinh. Xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, bình đẳng, môi trường giáo dục lành mạnh. Đề cao vai trò hội đồng giáo dục cấp xã, có các giải pháp thích hợp để hội đồng hoạt động nền nếp, hiệu quả theo đúng chức năng, nhiệm vụ.
       5. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học
       - Tập trung ưu tiên các nguồn lực từ Trung ương, tỉnh, huyện và xã, các nguồn tài trợ, đóng góp, huy động xã hội hóa,... để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo cảnh quan, môi trường “xanh, sạch, đẹp” trong các nhà trường, nhất là các khu lẻ còn khó khăn, thiếu phòng học.
      - Sắp xếp lại quy hoạch trường lớp của bậc Mầm non và Tiểu học tại điểm trường Xộp Huối, đồng thời quyết liệt trong kiến nghị, đề xuất với cấp trên đầu tư xây dựng mới trường lớp học những điểm xuống cấp, thiếu phòng học, nhà ở giáo viên... Trước mắt, bố trí đủ phòng học cho 7 lớp tiểu học khu Xộp Huối đảm bảo điều kiện học 2 buổi/ngày, kiến nghị xây dựng Trường Mầm non Na Mèo, nhà ở cho giáo viên mầm non, khu nhà bếp tập thể, khu nhà vệ sinh của điểm trường Mầm non Xộp Huối. Kiến nghị nâng cấp và làm mới điểm trường Cha Khót và Ché Lầu của bậc tiểu học và mầm non. Vận động các nguồn lực để trang bị các điều kiện tốt nhất cho khu nhà ở bán trú của học sinh tại trường THCS Na Mèo; chống sạt lở tại trường MN Na Mèo 2.
         - Vận động các nguồn lực để cung cấp các thiết bị, đồ dùng dạy và học, đáp ứng yêu cầu trong quá trình dạy- học.
          6. Xây dựng, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục
        - Kịp thời cụ thể hoá và triển khai thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo với quan điểm “đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển”.
        - Đề xuất thực hiện một số chính sách hỗ trợ giáo viên, như: Phòng học các môn đặc thù, hỗ trợ mua sắm tài liệu, sách giáo viên; hỗ trợ mua sắm đồ dùng, thiết bị phục vụ cho quá trình dạy học bằng nhiều nguồn lực khác nhau.
         - Thực hiện tốt chính sách, chế độ đối với giáo viên dạy học 2 buổi/ tuần; giáo viên thực hiện khối lượng công việc lớn hơn định mức lao động theo quy định của Nhà nước.
         7. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng quỹ khuyến học
        - Huy động mọi nguồn lực phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng “xã hội học tập”.  Mở rộng cơ hội học tập cho mọi đối tượng; vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tài lực, vật lực, trí lực nhằm khai thác hiệu quả nguồn lực trong xã hội tham xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục.
        - Phát huy vai trò nòng cốt của hội khuyến học, MTTQ và các tổ chức đoàn thể, xã hội để động viên các lực lượng xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Làm tốt công tác xây dựng quỹ khuyến học cấp xã, cấp bản và dòng học; tích cực thực hiện công tác tuyên truyền về những tấm gương học tập, những điển hình về công tác khuyến học để nhân rộng trên địa bàn xã.
         8. Tăng cường hiệu quả trong công tác phối hợp giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh
        - Làm tốt nhiệm vụ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo ra sự thống nhất về nhận thức hành động cũng như cách thức để đạt mục tiêu thực hiện các mục tiêu giáo dục, đặc biệt là giáo dục các chuẩn mực đạo đức ở học sinh.
        - UBND xã chỉ đạo Ban công an kiểm soát việc tham gia giao thông của học sinh, hiện tượng tụ tập, đua xe, gây rối của một số học sinh, nhất là khối THCS. Bên cạnh đó có giải đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, trong sạch, không bị ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn.
        - Hàng năm UBND xã chủ trì, MTTQ và các đoàn thể xã, Chi bộ, Ban quản lý, các đoàn thể bản tham gia tích cực vào công tác đinh hướng nghề nghiệp cho học sinh để đảm bảo tỉ lệ học sinh đăng kí học nghề đạt 30% và phù hợp với thực tiễn năng lực học tập, nguyện vọng của học sinh.
        - Phối hợp trong thực hiện chương trình giáo dục; xây dựng kế hoạch giáo dục hàng năm về: Giáo dục chính trị, pháp luật, đạo đức, thể chất, nếp sống văn hoá, sức khoẻ, phòng chống tội phạm, tai nạn thương tích, an toàn giao thông, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường cho học sinh. Phối hợp trong quản lí học sinh, tạo điều kiện để học sinh được học tập và rèn luyện; giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh; động viên khen thưởng học sinh có thành tích; giáo dục học sinh cá biệt. Phối hợp trong xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung các trang thiết bị phục vụ cho dạy và học của nhà trường. Phối hợp trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trong và ngoài nhà trường.
      9. Nâng cao trách nhiệm của thôn bản và gia đình trong công tác giáo dục, quản lý và tạo điều kiện cho con em học tập
        - Gắn nội dung về công tác giáo dục và đạo tạo, nhất là giáo dục, quản lý học sinh vào các nội dung sinh hoạt của cấp ủy, họp Ban quản lý, nhân dân và các đoàn thể ở bản. Xem nội dung này là vấn đề thường xuyên, liên tục cần được quan tâm, gắn với trách nhiệm với các tổ chức ở bản, là cơ sở để đánh giá các tổ chức, cá nhân.
       - Chi bộ, Ban quản lý các bản trực tiếp chỉ đạo các gia đình có con em trong độ tuổi đến trường phải phải xây dựng được góc học tập cho học sinh, đồng thời làm tốt công tác quản lí, giáo dục học sinh tại gia đình; kịp thời can thiệp những những biểu hiện chưa tốt, vi phạm của học sinh tại gia đình, thôn bản.
       - Chi bộ đưa nội dung xây dựng Quỹ khuyến học của bản vào Nghị quyết định kỳ, đồng thời chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả, vận động các dòng họ trong bản xây dựng quỹ khuyến học dòng họ, phấn đấu 1 bản có 1 mô hình quỹ khuyến học dòng họ trở lên từ năm học 2021-2022 và nhân rộng trong các năm học tiếp theo. Kịp thời, làm tốt công tác khen thưởng, biểu dương học sinh ngoan, chăm học, có thành tích về học tập, thi cử tại thôn bản. Mặt khác, có giải pháp phù hợp đối với học sinh chưa tiến bộ, gia đình chưa quan tâm đến giáo dục.
         III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
       1. Ban Thường vụ Đảng ủy xem việc triển khai thực hiện Nghị Quyết là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên. Các cấp ủy, chi bộ trực thuộc, MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội; Hội khuyến học xã xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết này trong toàn hệ thống chính trị.
         2. HĐND xã nghiên cứu thể chế hóa các nội dung trong Nghị quyết để thực hiện, nhất là việc phân bổ nguồn lực, ngân sách cho công tác giáo dục đào tạo; định kỳ giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết của UBND và các Trường học.
        3. UBND xã xây dựng kế hoạch chương trình thực hiện Nghị quyết sát với thực tiễn, nêu rõ từng nhiệm vụ và phân công thực hiện. Hằng năm bố trí nguồn kinh phí hợp lý để triển khai nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của xã; tham mưu cho Thường trực Đảng ủy định kỳ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm của các đơn vị, các trường học; đồng thời phối hợp với MTTQ và các đoàn thể liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết. Kịp thời ken thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt các nội dung của Nghị quyết.
        4. Giao Ủy ban MTTQ xã chủ trì, phối hợp cùng Hội khuyến học và các đoàn thể để tuyên truyền xây dựng quỹ khuyến học cấp xã, bản, dòng họ và gia đình; hướng dẫn cho các gia đình có con em trong lứa tuổi đến trường xây dựng “góc học tập” từ năm học 2021-2022.
        5. Ban Tuyên giáo Đảng ủy chủ trì quán triệt triển khai Nghị quyết này đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã, giao đài phát thanh xã soạn tin để tuyên truyền trên hệ thống. Uỷ ban kiểm tra Đảng ủy xây dưng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết. Văn phòng Đảng ủy theo dõi, định kỳ báo cáo việc thực hiện Nghị quyết với Ban Thường vụ Đảng ủy.
       Nghị quyết này được phổ biến đến các chi bộ, cán bộ, đảng viên và tuyên truyền rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân./.

Nơi nhận:
- BTV Huyện ủy;
- Phòng GD&ĐT;
- Thường trực HĐND, UBND xã;
- Các đồng chí BCH Đảng ủy;
- Các ban, ngành, đoàn thể cấp xã;
- Các Chi bộ trực thuộc;
- Lưu VP Đảng ủy

T/M BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ

 

Lữ Văn Hà

 

Từ khóa bài viết: