Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
124648

Hiệu quả từ mô hình trồng rau sạch tại bản Sa Ná

Ngày 29/01/2021 00:00:00

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2020, Trung tâm GDNN- GDTX huyện Quan Sơn phối hợp với UBND xã Na Mèo đã tiến hành triển khai mô hình làm vườn mẫu tại bản Sa Ná và lớp học nghề nông nghiệp đã bế giảng vào 13/01/2021 vừa qua.

 IMG20210113105532.jpg
Các học viện nhận chứng chỉ học nghề trong ngày bế giảnglớp học
Đây là chương trình dự án dạy nghề nhằm hỗ trợ các hộ gia đình tổ chức lao động sản xuất theo hướng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, góp phần tạo thêm việc làm, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lao động sản xuất, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội. Sau khi triển khai, dự án trồng rau sạch tại Sa Ná đã có 35 hộ gia đình hăng hái, tích cực tham gia thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực.
Một là: Hình thành cho người lao động ý thức cao trong thực hiện các quy trình kỹ thuật
Trước đây bà con trong thôn bản thường quen với cách thâm canh cây trồng truyền thống cho năng suất thấp. Từ khi tham gia dự án học nghề, được tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đầu tư chăm sóc đúng theo quy trình kỹ thuật, thâm canh cây trồng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Từ đó bà con ý thức được tầm quan trọng của việc áp dụng các tiến bộ của khoa học- kỹ thuật vào trong lao động sản xuất.
Hai là: Tạo thêm việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn
Là thôn bản thuần nông, chủ yếu là trồng lúa và phát triển kinh tế rừng. Nay triển khai thêm mô hình trồng rau sạch, đã tạo thêm việc làm đáng kể và thường xuyên cho nhiều đối tượng, đặc biệt là phù hợp với người có tuổi cao sức yếu, người khuyết tật hoặc khi nông nhà.
Ba là: Tạo ra sản phẩm an toàn, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái
Việc thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật thâm canh, chăm bón và quy trình sản xuất an toàn cũng đã góp phần bảo vệ môi trường đất, môi trường nước, các vi sinh vật có lợi, cân bằng sinh thái, đồng thời bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và tạo ra sản phẩm an toàn cho xã hội mang lại nhiều lợi ích thiết thực..
Bốn là: Đáp ứng được nhu cầu rau ăn và sản phẩm có uy tín khi đưa ra thị trường
Trước tiên là đáp ứng được nhu cầu sử dụng rau ăn hàng ngày ngay tại vườn trồng của hộ gia đình với sản phẩm an toàn, đảm bảo dinh dưỡng. Sau đó là giới thiệu được sản phẩm có uy tín và chất lượng khi có nhu cầu trao đổi, mua bán. Gặp các hộ gia đình tham gia dự án trồng rau tại Sa Ná, mọi người đã có chung một chia sẻ: “Mô hình rau an toàn ở Sa Ná hiện nay đang có uy tín trên địa bàn trong và ngoài xã, mỗi khi lấy rau ra Bo Hiềng, Xộp Huối hoặc mang xuống chơ Sơn Thủy bán đều dễ dàng tiêu thụ và được người tiêu dùng rất ưa chuộng”. Đây thực sự là một tín hiệu vui từ một mô hình sản xuất mới khởi đầu mà đã có được một “thương hiệu” cho sản phẩm.

IMG20210113110335.jpg
Một góc mô hình trồng rau tại bản Sa Ná

IMG20210113110421.jpg
Đ/c: Ngân Phúc Hậu- Phó Chủ tịch UBND xã Na Mèo đến thăm mô hình
Hiệu quả từ mô hình làm vườn rau sạch áp dụng khoa học kỹ thuật sẽ mở ra một hướng chuyển đổi phương thức sản xuất mới làm đa dạng thêm các ngành nghề sản xuất ở nông thôn, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là tạo việc làm phù hợp với lao động yếu sức và người khuyết tật. Tạo ra sản phẩm sạch phục vụ cuộc sống cũng như tăng thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là mô hình hiệu quả, cần được triển khai nhân rộng  trên phạm vi toàn xã./.

Phạm Tuấn Vinh
TTHTCĐ Na Mèo

                                                                                   

Hiệu quả từ mô hình trồng rau sạch tại bản Sa Ná

Đăng lúc: 29/01/2021 00:00:00 (GMT+7)

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2020, Trung tâm GDNN- GDTX huyện Quan Sơn phối hợp với UBND xã Na Mèo đã tiến hành triển khai mô hình làm vườn mẫu tại bản Sa Ná và lớp học nghề nông nghiệp đã bế giảng vào 13/01/2021 vừa qua.

 IMG20210113105532.jpg
Các học viện nhận chứng chỉ học nghề trong ngày bế giảnglớp học
Đây là chương trình dự án dạy nghề nhằm hỗ trợ các hộ gia đình tổ chức lao động sản xuất theo hướng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, góp phần tạo thêm việc làm, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lao động sản xuất, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội. Sau khi triển khai, dự án trồng rau sạch tại Sa Ná đã có 35 hộ gia đình hăng hái, tích cực tham gia thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực.
Một là: Hình thành cho người lao động ý thức cao trong thực hiện các quy trình kỹ thuật
Trước đây bà con trong thôn bản thường quen với cách thâm canh cây trồng truyền thống cho năng suất thấp. Từ khi tham gia dự án học nghề, được tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đầu tư chăm sóc đúng theo quy trình kỹ thuật, thâm canh cây trồng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Từ đó bà con ý thức được tầm quan trọng của việc áp dụng các tiến bộ của khoa học- kỹ thuật vào trong lao động sản xuất.
Hai là: Tạo thêm việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn
Là thôn bản thuần nông, chủ yếu là trồng lúa và phát triển kinh tế rừng. Nay triển khai thêm mô hình trồng rau sạch, đã tạo thêm việc làm đáng kể và thường xuyên cho nhiều đối tượng, đặc biệt là phù hợp với người có tuổi cao sức yếu, người khuyết tật hoặc khi nông nhà.
Ba là: Tạo ra sản phẩm an toàn, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái
Việc thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật thâm canh, chăm bón và quy trình sản xuất an toàn cũng đã góp phần bảo vệ môi trường đất, môi trường nước, các vi sinh vật có lợi, cân bằng sinh thái, đồng thời bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và tạo ra sản phẩm an toàn cho xã hội mang lại nhiều lợi ích thiết thực..
Bốn là: Đáp ứng được nhu cầu rau ăn và sản phẩm có uy tín khi đưa ra thị trường
Trước tiên là đáp ứng được nhu cầu sử dụng rau ăn hàng ngày ngay tại vườn trồng của hộ gia đình với sản phẩm an toàn, đảm bảo dinh dưỡng. Sau đó là giới thiệu được sản phẩm có uy tín và chất lượng khi có nhu cầu trao đổi, mua bán. Gặp các hộ gia đình tham gia dự án trồng rau tại Sa Ná, mọi người đã có chung một chia sẻ: “Mô hình rau an toàn ở Sa Ná hiện nay đang có uy tín trên địa bàn trong và ngoài xã, mỗi khi lấy rau ra Bo Hiềng, Xộp Huối hoặc mang xuống chơ Sơn Thủy bán đều dễ dàng tiêu thụ và được người tiêu dùng rất ưa chuộng”. Đây thực sự là một tín hiệu vui từ một mô hình sản xuất mới khởi đầu mà đã có được một “thương hiệu” cho sản phẩm.

IMG20210113110335.jpg
Một góc mô hình trồng rau tại bản Sa Ná

IMG20210113110421.jpg
Đ/c: Ngân Phúc Hậu- Phó Chủ tịch UBND xã Na Mèo đến thăm mô hình
Hiệu quả từ mô hình làm vườn rau sạch áp dụng khoa học kỹ thuật sẽ mở ra một hướng chuyển đổi phương thức sản xuất mới làm đa dạng thêm các ngành nghề sản xuất ở nông thôn, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là tạo việc làm phù hợp với lao động yếu sức và người khuyết tật. Tạo ra sản phẩm sạch phục vụ cuộc sống cũng như tăng thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là mô hình hiệu quả, cần được triển khai nhân rộng  trên phạm vi toàn xã./.

Phạm Tuấn Vinh
TTHTCĐ Na Mèo

                                                                                   

Từ khóa bài viết:
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)