Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
124648

Phát huy truyền thống hiếu học, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số thúc đẩy học tập suốt đời

Ngày 08/10/2020 00:00:00

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển không ngừng của Internet và các thiết bị công nghệ số đã mở ra cơ hội tiếp nhận thông tin, kiến thức đa dạng, dễ dàng và nhanh chóng đối với tất cả mọi người. Chuyển đổi số thúc đẩy học tập suốt đời - chủ đề của năm 2020 cũng xuất phát từ xu thế đó.

       Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng học tập, thúc đẩy xã hội học tập và học tập suốt đời là xu thế của giáo dục thế giới. Chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới giáo dục đào tạo theo hướng giảm thuyết giảng, truyền  thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời.
THUẬT.jpg
Đ/c Phạm Văn Thuật- Phó CT UBND xã phát động tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2020 tại Đại hội Khuyến học xã Na Mèo khóa V.

Sự phát triển của công nghệ số đang hình thành nên một phương thức học tập linh hoạt mới trên toàn thế giới. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chọn chủ đề cho năm nay là: “Chuyển đổi số thúc đẩy học tập suốt đời”. Đây là một hình thức học tập mới, chú trọng việc sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập, nhằm tăng cường tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong trong học tập, đặc biệt là việc tự học. Đồng thời nhằm quán triệt nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của chuyển đổi số đối với việc học tập suốt đời; tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, lực lượng xã hội trong việc xây dựng và cung ứng các kênh thông tin và công cụ học tập suốt đời cho người dân.

SON.jpg

Cán bộ và nhân dân bản Son học tập Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị theo hình thức tiếp thu trên kênh truyền hình trực tiếp

Để nhiệm vụ phát triển sự nghiệp học tập và học tập đến suốt đời mang lại hiệu quả thiết thực, yêu cầu phải có sự tham gia tích cực cả cả hệ thống chính trị ở cơ sở, sự đồng thuận và tích cực hưởng ứng của toàn thể cán bộ và nhân dân trong xã. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin trên mạng Internet một cách an toàn, hiệu quả cho mọi người dân. Thường xuyên tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cổng thông tin điện tử của đơn vị, tổ chức liên quan, các trang mạng xã hội (facebook, zalo, viber, website, fanpage, blog, trang thông tin điện tử của xã...) về tầm quan trọng của việc học tập suốt đời cũng như vai trò của chuyển đổi số trong việc thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho mọi người. Triển khai các chương trình học tập trực tuyến, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy- học và hoạt động thư viện; tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục xây dựng, thu thập và khai thác các nguồn tài nguyên giáo dục mở hữu ích (sách, báo, bài giảng điện tử...), tích cực phổ biến, giới thiệu các tài nguyên này trên cổng thông tin điện tử của đơn vị; khuyến khích mọi người dân tham gia diễn đàn, câu lạc bộ trực tuyến, giao lưu, chia sẻ về sách, văn hóa đọc, nghiên cứu khoa học.., góp phần nuôi dưỡng thói quen và nhu cầu học tập thường xuyên cho người dân, từng bước xây dựng văn hoá học tập suốt đời cho các cộng đồng dân trong xã, xây dựngcộng đồng học tập trực tuyến ngày càng phát triển cả về quy mô và chất lượng.

NA PỌNG.jpg

Cán bộ và nhân dân bản Na Pọng học tập Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị theo hình thức tiếp thu trên kênh truyền hình trực tiếp

Với sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo xã nhà, sự nêu cao tinh thần trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội và sự hưởng tích cực của toàn thể cán bộ và nhân dân các dân tộc xã Na Mèo, tin tưởng rằng, phong trào về một xã hội học tập và học tập đến suốt đời với phương thức chuyển đổi số sẽ lan tỏa mạnh mẽ, tạo ra phong trào người người học tập, nhà nhà học tập, mỗi cơ quan đơn vị là một đơn vị học tập; góp phần vào sự nghiệp phát triển trình độ dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để xây dựng gia đình, quê hương, đất nước./.

                                                                      Phạm Tuấn Vinh -TTHTCĐ Na Mèo

Phát huy truyền thống hiếu học, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số thúc đẩy học tập suốt đời

Đăng lúc: 08/10/2020 00:00:00 (GMT+7)

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển không ngừng của Internet và các thiết bị công nghệ số đã mở ra cơ hội tiếp nhận thông tin, kiến thức đa dạng, dễ dàng và nhanh chóng đối với tất cả mọi người. Chuyển đổi số thúc đẩy học tập suốt đời - chủ đề của năm 2020 cũng xuất phát từ xu thế đó.

       Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng học tập, thúc đẩy xã hội học tập và học tập suốt đời là xu thế của giáo dục thế giới. Chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới giáo dục đào tạo theo hướng giảm thuyết giảng, truyền  thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời.
THUẬT.jpg
Đ/c Phạm Văn Thuật- Phó CT UBND xã phát động tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2020 tại Đại hội Khuyến học xã Na Mèo khóa V.

Sự phát triển của công nghệ số đang hình thành nên một phương thức học tập linh hoạt mới trên toàn thế giới. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chọn chủ đề cho năm nay là: “Chuyển đổi số thúc đẩy học tập suốt đời”. Đây là một hình thức học tập mới, chú trọng việc sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập, nhằm tăng cường tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong trong học tập, đặc biệt là việc tự học. Đồng thời nhằm quán triệt nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của chuyển đổi số đối với việc học tập suốt đời; tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, lực lượng xã hội trong việc xây dựng và cung ứng các kênh thông tin và công cụ học tập suốt đời cho người dân.

SON.jpg

Cán bộ và nhân dân bản Son học tập Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị theo hình thức tiếp thu trên kênh truyền hình trực tiếp

Để nhiệm vụ phát triển sự nghiệp học tập và học tập đến suốt đời mang lại hiệu quả thiết thực, yêu cầu phải có sự tham gia tích cực cả cả hệ thống chính trị ở cơ sở, sự đồng thuận và tích cực hưởng ứng của toàn thể cán bộ và nhân dân trong xã. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin trên mạng Internet một cách an toàn, hiệu quả cho mọi người dân. Thường xuyên tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cổng thông tin điện tử của đơn vị, tổ chức liên quan, các trang mạng xã hội (facebook, zalo, viber, website, fanpage, blog, trang thông tin điện tử của xã...) về tầm quan trọng của việc học tập suốt đời cũng như vai trò của chuyển đổi số trong việc thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho mọi người. Triển khai các chương trình học tập trực tuyến, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy- học và hoạt động thư viện; tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục xây dựng, thu thập và khai thác các nguồn tài nguyên giáo dục mở hữu ích (sách, báo, bài giảng điện tử...), tích cực phổ biến, giới thiệu các tài nguyên này trên cổng thông tin điện tử của đơn vị; khuyến khích mọi người dân tham gia diễn đàn, câu lạc bộ trực tuyến, giao lưu, chia sẻ về sách, văn hóa đọc, nghiên cứu khoa học.., góp phần nuôi dưỡng thói quen và nhu cầu học tập thường xuyên cho người dân, từng bước xây dựng văn hoá học tập suốt đời cho các cộng đồng dân trong xã, xây dựngcộng đồng học tập trực tuyến ngày càng phát triển cả về quy mô và chất lượng.

NA PỌNG.jpg

Cán bộ và nhân dân bản Na Pọng học tập Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị theo hình thức tiếp thu trên kênh truyền hình trực tiếp

Với sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo xã nhà, sự nêu cao tinh thần trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội và sự hưởng tích cực của toàn thể cán bộ và nhân dân các dân tộc xã Na Mèo, tin tưởng rằng, phong trào về một xã hội học tập và học tập đến suốt đời với phương thức chuyển đổi số sẽ lan tỏa mạnh mẽ, tạo ra phong trào người người học tập, nhà nhà học tập, mỗi cơ quan đơn vị là một đơn vị học tập; góp phần vào sự nghiệp phát triển trình độ dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để xây dựng gia đình, quê hương, đất nước./.

                                                                      Phạm Tuấn Vinh -TTHTCĐ Na Mèo

Từ khóa bài viết:
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)